| Tiêu đề: Những Bức ảnh làm cả thế giới bàng hoàng (không xem phí cả đời) Mon Aug 23, 2010 9:10 am |
|
| | | | | | | | | Nạn đói kinh hoàng
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1km. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt.
Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát.
Kevin Carter (1961-1994) là nhà nhiếp ảnh tự do người Nam Phi, từng làm việc cho Reuters và Sygma Photo NY, và là cựu biên tập viên ảnh của Mail&Gaurdian.
Anh cũng nhiều lần được trao giải thưởng danh giá là Giải thưởng Ảnh báo chí Ilford, trong đó có một lần ở thể loại Tin ảnh Xuất sắc nhất năm 1993.
Bức ảnh thay nghìn lời nói về CT Việt Nam
Eddie Adams (1933-2004) đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy vinh quang của mình. Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì nó mà ông trở thành nổi tiếng nhất.
Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của quân đội Miền Nam hành quyết một người bị tình nghi là chiến binh Việt Cộng ở trên một đường phố Sài gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Theo lời của tướng Nguyễn Ngọc Loan nói “Chúng nó đã giết hại nhiều đồng bào của tôi” và vị tướng này đã giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân.
Tự thiêu
Năm 1963, phong trào đấu tranh của Tăng Ni Phật tử chống chính sách phân biệt đối xử tôn giáo hầu như đã lên đến cao trào. Vào mùa Phật Đản năm ấy, ông Diệm lại có chỉ thị cấm treo cờ Phật giáo. Sự đàn áp và bắt bớ Tăng Ni Phật tử diễn ra liên tục từ Huế vào đến Sài Gòn càng làm cho làn sóng biểu tình phản đối dấy lên mạnh mẽ hơn bao giờ. Ngày 11-6, từ tổ đình Phật Bửu Tự (đường Cao Thắng - Sài Gòn), hơn 300 Tăng Ni Phật tử đã biểu tình đi dài đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng 8). Tại đây Bồ tát Thích Quảng Đức (TQĐ) đã tự thiêu. Sau khi làm lễ 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, Ngài ngồi kiết già, tay bắt ấn Cam Lộ, quay mặt về hướng Tây. Ngài tự đổ xăng lên khắp người và mồi lửa được bật lên.... Các Tăng Ni phong tỏa các ngả đường, cả xe cứu hỏa cũng không vào được. Ngọn lửa cứ bốc cao dần.... một vài người, trong đó có cả phóng viên nước ngoài, Peter Brown (người Mỹ) phóng viên hãng thông tấn UPI chụp được và đưa ra ngay trong năm 63 sau đó đã đoạt giải nhất ảnh báo chí thế giới.
Thảm kịch ở OKLAHOMA
Nhiếp ảnh nghiệp dư Charles Porter miêu tả anh đã chộp được khoảnh khắc toà nhà ở thành phố Oklahoma (Mỹ) bị đánh bom tháng ngày 19/4/1995. Bức hình đoạt giải báo chí Pulitzer uy tín.
“Một cảnh sát bế một em bé sơ sinh trao cho lính cứu hỏa. Tôi vẫn còn hình dung ra phút kinh hoàng đó. Người lính cứu hỏa đã tháo găng ra trước khi nhận đứa bé vì sợ nó đau. Găng tay rất cứng, thô nhám, và khi bỏ ra, người lính muốn nói rằng họ sẽ thật êm ái với sinh linh nhỏ bé kia. Anh không biết rằng đứa bé đã không còn sống nữa. Khi tôi gọi bạn cho xem bức ảnh, anh ta nói cần cho nhiều người biết hơn, như bán cho hãng AP chẳng hạn. Tôi đến AP và hỏi họ xem họ có muốn xem bức hình không. Wendel Hudson, trưởng đại diện của AP ở Oklahoma ngay lập tức muốn mua. Tôi không biết nói gì, vì tôi không thể hình dung được bức hình đã có quyền lực như vậy, Điều này vượt khỏi sự hiểu biết và tưởng tượng của tôi.”
Thảm sát Mỹ Lai
Thảm sát Sơn Mỹ hay thảm sát Mỹ Lai là một tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ đã xảy ra trong Chiến tranh Việt Nam tại làng Sơn Mỹ thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie thuộc lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William Calley nhận nhiệm vụ chiếm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng. Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503 thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và 60 người già. Gần như không một quân nhân nào chống lại mệnh lệnh giết người. Chỉ có phi công trực thăng Hugh Thompson, bằng cách đe dọa sẽ bắn họ bằng súng máy của chiếc trực thăng, đã bắt buộc các quân nhân tha cho 11 người phụ nữ và trẻ em, những người được ông di tản đi. Đội lái máy bay trực thăng đã được tặng thưởng Huy chương Quân nhân (Soldier’s Medal) 30 năm sau đó cho hành động can thiệp này. Ngay sau vụ việc các sĩ quan chỉ huy đã tìm cách che đậy thảm sát này. Theo trình bày chính thức, tròn 20 thường dân đã chết không do cố ý trong lúc chiến đấu chống lại Việt Cộng. Chỉ đến ngày 5 tháng 12 năm 1969 mới xuất hiện một bài báo tường trình đầy đủ về vụ thảm sát trên tạp chí Life. Kế tiếp theo đó tạp chí Newsweek và Time cũng tường thuật về vụ việc này. Cả thế giới đã bị sốc. Chỉ có 4 quân nhân bị đưa ra tòa án quân sự. Người sĩ quan chỉ huy Calley bị tòa tuyên xử lao động bắt buộc chung thân nhưng được tổng thống Mỹ Richard Nixon ân xá thành 3 năm quản thúc tại gia. Nhà báo Seymour Hersh, người phát hiện ra tình huống bi kịch này đã nhận giải thưởng Pulitzer về tường thuật quốc tế năm 1970. Tường thuật của ông được minh họa bằng hình của nhà nhiếp ảnh Ron Haeberle. Người nhiếp ảnh này đã tham dự vào chiến dịch dưới tư cách là phóng viên quân đội chính thức nhằm cung cấp chứng cứ cho cái được gọi là "đếm xác" (body count) của thống kê quân sự. Các xác chết được chụp đã được các sĩ quan nhận dạng là những người Việt Cộng đã hy sinh. Thế nhưng người ta không gặp một người Việt Cộng nào trong làng và cũng không gặp kháng cự nào. Mặc dầu vậy quân đội Mỹ rất hài lòng với cuộc hành quân, không có quân nhân Mỹ nào chết hay bị thương và 128 người chết của phía bên kia. Phải mất 1 năm Hersh mới tìm được một nhà xuất bản sẵn sàng công bố câu chuyện và hình ảnh của ông. Việc xuất bản này đã đánh dấu một bước ngoặt trong cảm nghĩ của công chúng về Chiến tranh Việt Nam, cả ở Mỹ lẫn trong toàn bộ thế giới phương tây và đã góp phần quyết định vào việc tổng động viên của phong trào chống chiến tranh.
Người Mỹ ở Việt Nam
Bức ảnh của phóng viên chiến trường Larry Burrows chụp cảnh lính Mỹ ở chiến trường Nam Việt Nam năm 1966 - được đăng ngay sau đó trên tạp chí LIFE - đã củng cố thêm sự khẳng định của dư luận tiến bộ Mỹ rằng, người Mỹ lẽ ra không bao giờ nên tham chiến tại Việt Nam.
Năm 1969, mỗi tuần, có đến hàng trăm lính Mỹ chết trận tại Việt Nam. Đây là những bức ảnh đã được đăng trên LIFE ngày ghi đầy đủ tên tuổi, quê quán của những lính Mỹ chết trận được Lầu năm góc thông báo trong Tuần lễ tưởng niệm tổ chức từ ngày 28/5 đến 3/6/1969. Đây là cơn ác mộng đối với nước Mỹ trong những ngày hè năm 1969.
Thảm sát Nam Kinh
Tháng 7/1937, cuộc đụng độ giữa binh lính Nhật Bản và Trung Quốc leo thang thành một cuộc chiến tranh tổng lực. Nhật Bản và Trung Quốc ở trong thế giằng co. Người Nhật tiến vào Thượng Hải và nhanh chóng tới Nam Kinh (thủ phủ tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc). Ngày 13/12/1937, quân Nhật chiếm đóng thành phố mà không gặp khó khăn nào. Cảm thấy bị sỉ nhục vì không chiếm được Trung Quốc trong vòng 3 tháng như đã hứa với Nhật hoàng, quân đội Nhật tiến hành chiến dịch giết người, hãm hiếp và cướp phá để trả thù cho tới tháng 3/1938. Theo ước tính của các sử gia và những tổ chức nhân đạo ở Nam Kinh vào thời đó, 250.000-350.000 người đã bị giết, trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em. Theo những người nước ngoài có mặt tại đây trong thời gian này, 20.000 phụ nữ đã bị cưỡng hiếp. Người Trung Quốc bị đưa đi hành quyết bên bờ sông Trường Giang. Những đống thi thể người bị thiêu la liệt tại đây. Những bức ảnh chụp lại thời đó cho thấy binh lính Nhật đứng cười ngay bên cạnh đống xác nạn nhân.
Ở trong và ngoài thành phố, các thi thể phụ nữ nằm khắp nơi. Chẳng hạn, trong một ngôi nhà gần cổng ZinZhong, một phụ nữ ở độ tuổi 60 nằm đó, thi thể sưng húp lên; trên phố YangPi, một em gái đã chết, bụng bị mổ và ruột bị moi ra ngoài, hai mắt em mở trừng trừng, miệng vẫn còn dính máu. Trên phố GuYiDian, một em gái trạc 12 tuổi nằm đó, quần áo lót của em bị xé rách, mắt em nhắm, miệng mở. Thực tế này cho thấy những phụ nữ này không chỉ chết dưới bàn tay giết người của binh lính Nhật, mà họ còn bị đe doạ trước khi chết.
Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
Đây là đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki, Nhật Bản vào năm 1945, cao đến 18 km.
Hơn nửa thế kỷ qua, hình ảnh này vẫn là một trong những ký ức hãi hùng về chiến tranh và sự tàn bạo của con người. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân. Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và lý lẽ biện hộ cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai.
Chặn xe tăng vào Thiên An Môn
Charlie Cole kể lại câu chuyện ông đã chụp được tấm hình đầy kịch tính hồi năm 1989.
Đó là hình chụp một người biểu tình đương đầu với một dãy xe tăng của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân ở Quảng Trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, trong cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ.
Không ai biết điều gì đã xảy ra đối với ‘người đàn ông xách túi đồ’ sau khi ông này bị cảnh sát mật Trung Quốc lôi đi, nhưng sự kiện đã dấy lên sự phản đối quốc tế mãnh liệt. tác giả nói:"Anh trở thành biểu tượng, tôi chỉ là một người cầm máy. Tôi thấy tự hào vì mình đã ở nơi đó." | | | | |
| | | | |
Hãy cảmơn bài viết của lp_1992 bằng cách bấm vào "" nhé!!! |
|
| |
| |
| |
| |
| | [Thành viên] Sponsored content |
| | |
|
| Tiêu đề: Re: Những Bức ảnh làm cả thế giới bàng hoàng (không xem phí cả đời) |
|
| Hãy cảmơn bài viết của Sponsored content bằng cách bấm vào "" nhé!!! |
|